For full functionality of this site it is necessary to enable JavaScript.

TIÊU CHUẨN VÀ THIẾT BỊ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Môi trường lao động luôn tiềm ẩn các mối nguy ảnh hưởng đến sức khỏe và tai nạn thương tích, báo cáo của Cục Quản lý môi trường y tế cho thấy trong khoảng thời gian 5 năm từ 2011 – 2016, số mẫu quan trắc môi trường lao động tại các cơ sở sản xuất trên cả nước không đạt tiêu chuẩn chiếm khoảng 10% trên tổng số 2.452.919 mẫu thực hiện.

                            TIÊU CHUẨN VÀ THIẾT BỊ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

1. Vì sao phải thực hiện quan trắc môi trường lao động?

Môi trường lao động luôn tiềm ẩn các mối nguy ảnh hưởng đến sức khỏe và tai nạn thương tích, báo cáo của Cục Quản lý môi trường y tế cho thấy trong khoảng thời gian 5 năm từ 2011 – 2016, số mẫu quan trắc môi trường lao động tại các cơ sở sản xuất trên cả nước không đạt tiêu chuẩn chiếm khoảng 10% trên tổng số 2.452.919 mẫu thực hiện. Các yếu tố luôn có tỷ lệ mẫu đo không đạt cao nhất trong 5 năm bao gồm vi khí hậu (8,6%), phóng xạ, điện từ trường (23,25%), tiếng ồn (16,53%) và ánh sáng (12,04%).

Riêng đối với các cơ sở y tế (bao gồm bệnh viện, viện nghiên cứu, viện kiểm nghiệm, các cơ sở sản xuất dược phẩm, sinh phẩm,...) do tính chất đặc thù ngành nghề riêng biệt, nhân viên phải thường xuyên tiếp xúc với các mối nguy cơ vi sinh tiềm ẩn, đặc biệt là HIV/AIDS, lao, SARS, H5N1 cũng như hóa chất độc hại…

Đồng thời, nhân viên làm việc tại các bộ phận khoa chẩn đoán hình ảnh, y học hạt nhân, xét nghiệm, giải phẫu bệnh, phòng mổ và kiểm soát nhiễm khuẩn còn bị phơi nhiễm với rất nhiều yếu tố nguy cơ có hại cho sức khỏe như: phóng xạ, điện từ trường, sóng siêu âm, các khí gây mê, hóa chất khử khuẩn và giải phẫu bệnh (formol, xylen, acid, alcohol,...) cũng như các loại hóa chất khác.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần chú ý đến các tác động bất lợi của hội chứng nhà kín (các phòng điều hoà). Những người làm việc trong các nhà kín (nhân viên phòng mổ, phòng thí nghiệm) sẽ có nguy cơ chịu ảnh hưởng độc hại của hơi gaz, dung môi và bụi. Song song đó, đối với các thiết bị autoclave, lò đốt chất thải y tế, thiết bị xử lý chất thải,... có nguy cơ rất lớn ảnh hưởng trực tiếp đến người vận hành như tai nạn thương tích, bỏng nhiệt, tư thế làm việc,...

Bên cạnh đó, việc đánh giá yếu tố tiếp xúc vi sinh vật và tâm lý lao động ergonomy còn chưa được nhiều đơn vị thực hiện. Các tư thế như đứng nhiều, nâng nhấc bệnh nhân, cúi khom để thao tác gây ra các vấn đề về cơ bắp, xương khớp. Đây là những tư thế rất thường gặp ở nhân viên y tế khoa ngoại, nha, tai mũi họng, chỉnh hình, sản phụ khoa cũng như đối với lao công, y công, hộ lý. Từ đây đòi hỏi cần phải có nhiều thiết kế ergonomy phù hợp để cải thiện điều kiện lao động của nhân viên y tế.

Chính vì vậy, việc thực hiện quan trắc môi trường lao động là một việc làm cần thiết nhằm phát hiện sớm các nguy cơ, kịp thời có biện pháp kiểm soát phòng tránh tai nạn và các bệnh nghề nghiệp là một điều hết sức cần thiết.

2. Cơ sở pháp lý yêu cầu thực hiện quan trắc môi trường lao động

Việc thực hiện quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động một mặt giúp kiểm soát các yếu tố nguy hại, bảo vệ sức khỏe nhân viên. Mặt khác, kết quả quan trắc đánh giá mức độ tiếp xúc còn là cơ sở để thực hiện việc chế độ phụ cấp độc hại cho nhân viên theo đặc thù khoa phòng. Bên cạnh đó, việc bắt buộc thực hiện quan trắc còn được quy định tại các văn bản pháp quy sau:

Bộ Luật lao động 10/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 quy định: người sử dụng lao động có nghĩa vụ bảo đảm các điều kiện môi trường làm việc và an toàn lao động; đồng thời kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc của cơ sở để đề ra các biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động (điều 138).

Tương tự, Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 06 năm 2015, Nghị định 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2017 Người sử dụng lao động phải tổ chức đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để đề ra các biện pháp kỹ thuật khử độc, khử trùng cho người lao động. Đối với yếu tố có hại được Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giới hạn tiếp xúc phải tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá ít nhất một lần trong một năm. Đơn vị tổ chức quan trắc môi trường lao động phải có đủ điều kiện về cơ sở, vật chất, trang thiết bị và nhân lực (điều 18 - Luật An toàn, vệ sinh lao động).

Bên cạnh đó, tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 đã quy định nội dung thực hiện quan trắc cũng như yêu cầu năng lực của đơn vị thực hiện quan trắc. Từ đây, các cơ sở trong và ngoài ngành y tế có thể căn cứ lựa chọn đơn vị thực hiện quan trắc, đảm bảo tính chính xác, khách quan và được đơn vị thanh kiểm tra bên ngoài công nhận kết quả báo cáo.

3. Năng lực thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động

Các thông số quan trắc và các phương pháp đo, lấy mẫu và phân tích đã được công nhận phù hợp với ISO 17025 quy định, cụ thể các chỉ tiêu thực hiện như sau:

TT

Tên thông số

Tên/số hiệu phương pháp sử dụng

I. Yếu tố vi khí hậu

1

Nhiệt độ

- TCVN 5508: 2009

2

Ẩm độ

- TCVN 5508: 2009

3

Tốc độ gió

- TCVN 5508: 2009

4

Bức xạ nhiệt

- TCVN 5508: 2009

II. Yếu tố vật lý

5

Ánh sáng

- ISO 8995:2002(E)

- TCVN 5176:1990

6

Tiếng ồn:

- Ồn tương đương

- Ồn phân tích dải tần số

- TCVN 3985-1999

- TCVN 9799:2013 (ISO 9612:2009)

7

Rung:

- Tần số thấp

- Tần số cao

- TCVN 5127-90

- TCVN 6964-1:2001 (ISO 2631-1:1997)

8

Điện từ trường:

- Tần số công nghiệp

- Tần số cao

- QCVN 25:2016/BYT

- QCVN 21:2016/BYT

9

Phóng xạ:

- Bức xạ ion hóa

- Tia X

- TQKT 2015

- TQKT 2015

10

Lưu lượng trao đổi khí (m3/h)

- TQKT 2015

III. Yếu tố bụi

11

Bụi toàn phần

- TCVN 5704: 1993

12

Bụi hô hấp

- TCVN 5704: 1993

13

Bụi trọng lượng

- TCVN 5704: 1993

14

Bụi amiăng

- TQKT 2015

15

Bụi bông

- TQKT 2015

16

Bụi Silic

- TQKT 2015

17

Bụi chì

- EPA 006

- AAS 3500 - APHA

18

Bụi hạt (phòng sạch)

0,1mm; 0,3mm; 0,5mm; 0,5mm;

- ISO 14644 – 1 : 1999 (E)

19

Bụi PM 1; PM 2,5; PM 10

- TQKT 2015

IV. Yếu tố hơi khí độc

20

CO2

- TCVN 4499:1988

- TQKT 2015

21

CO

- TCVN 7242:2003

- TCVN 4499:1988

22

SO2

- MASA 704A

23

NO2

- MASA 406

- TQKT 2015

24

H2S

- TQKT 2015

- MASA 701

25

NH3

- MASA 401

26

Cl2

- TQKT 2015

27

O3

- TQKT 2015

28

HCl

- Ref.NIOSH 7903

29

H2SO4

- Ref.NIOSH 7903

30

H3PO4

- Ref.NIOSH 7903

31

HNO3

- Ref.NIOSH 7903

32

HF

-  Ref.NIOSH 7903

-  TCVN 4499:1988

33

NaOH

- TQKT 2015

34

Hơi khí độc loại (Cu, Zn, Pb, Cd, Sb, Mn, Fe, Al, Co, Mo, Ag, Tl, Ni)

- EPA 006

- AAS 3500 – APHA

35

Hơi khí độc loại (As, Hg)

- EPA 006

- AAS 3500 – APHA

36

Hơi Cr3+

- Ref. NIOSH 7301

- NIOSH 7600

37

Hơi Cr6+

- NIOSH 7600

38

Các chất hữu cơ bay hơi VOCs

- MDHS 88

- TCVN 4499:1988

39

NOx (NO, NO2)

- TCVN 7245:2003

40

Hydrocabon từ C9àC34

- MDHS 88

- TCVN 4499:1988

41

Fomaldehyt

- MDHS 102

- TCVN 4499:1988

42

PCBs

- NIOSH 5503

43

Nicotin

- TVCN 6682:2008

V. Yếu tố vi sinh không khí

44

Định lượng tổng số vi khuẩn hiếu khí

- HD.PPKK01/KXN.VS

45

Định lượng tổng số vi nấm

- HD.PPKK02/KXN.VS

46

Định lượng Coliforms tổng  cộng, E.coli, Klebsiella..spp

- HD.PPKK03/KXN.VS

47

Định lượng Staphylococcus aureus

- HD.PPKK04/KXN.VS

48

Định lượng Pseudomonas aeruginosa

- HD.PPKK05KXN.VS

49

Định lượng vi khuẩn tan máu trong không khí

- HD.PPKK06/KXN.VS

50

Ergonomi thiết kế hệ thống lao động

- TQKT 2015

51

Ergonomi thiết kế vị trí lao động

- TQKT 2015

52

Ergonomi thiết kế máy móc, công cụ

- TQKT 2015

53

Chiều cao bề mặt làm việc

- TQKT 2015

54

Vị trí lao động với máy tính

- TQKT 2015

55

Khoảng cách nhìn từ mắt đến vật

- TQKT 2015

56

Góc nhìn

- TQKT 2015

57

Không gian để chân

- TQKT 2015

58

Chiều cao nâng nhấc vật

- TQKT 2015

59

Thông số sinh lý về căng thẳng nhiệt- Trị số giới hạn

- TQKT 2015

60

Kỹ thuật đo huyết áp trong lao động

- TQKT 2015

61

Kỹ thuật đo và đánh giá khả năng trí nhớ

- TQKT 2015

62

Kỹ thuật đánh giá tư thế lao động

- TQKT 2015

63

Kỹ thuật đo và đánh giá chức năng hô hấp

- TQKT 2015

TQKT 2015: Thường Quy Kỹ Thuật Sức Khỏe Nghề Nghiệp và Môi trường, tập 1 “Sức khỏe nghề”, NXB Y Học, 2015.

Danh mục các thiết bị để đáp ứng quan trắc các thông số môi trường trên:

1.         Máy đo vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ gió)

2.         Máy đo vận tốc gió

3.         Máy đo bức xạ nhiệt

4.         Máy đo ánh sáng

5.         Máy đo tiếng ồn

6.         Máy đo rung dãi tần

7.         Máy đo điện từ trường (tần số cao, tần số thấp)

8.         Máy đo điện từ trường tần số thấp

9.         Máy  đo  phóng xạ (tia X, a, b, g )

10.       Máy đo bụi hạt

11.       Máy đo bụi hạt hiện số

12.       Máy đo bụi môi trường

13.       Máy lấy mẫu bụi, khí 30 l/phút (02 Máy)

14.       Máy đo lấy mẫu khí, bụi cá nhân 0 – 5 lít/phút

15.       Máy lấy mẫu khí, bụi cá nhân 0 – 5 lít/phút

16.       Máy đo khí CO2

17.       Kính hiển vi tương phản pha

18.       Máy đo tổng hoạt độ phóng xạ  alpha-beta

19.       Hệ thống phân tích đồng vị phóng xạ phát gamma

20.       Cân phân tích 4 số lẻ

21.       Nhiệt ẩm kế

22.       Nhiệt ẩm kế tự ghi

23.       Máy lấy mẫu không khí (mẫu vi sinh không khí)

24.       Tủ lạnh bảo quản mẫu

25.       Máy AAS

26.       Máy quang phổ UV - VIS

27.       Cân phân tích 4 số lẻ

28.       Máy đo pH để bàn

29.       Máy đo pH hiện trường

30.       Cân phân tích 5 số lẻ

31.       Máy AAS lò graphite + bộ hydride

32.       Máy sắc kí ion

33.       Sắc ký ion

34.       Máy sắc ký lỏng cao áp (HPLC-FD/UV)

35.       Hệ thống sắc kí khí GC

36.       Nhiệt ẩm độ tự ghi

37.       Thiết bị đo nhiệt độ

38.       Máy cất nước 2 lần

39.       Máy lọc nước siêu sạch


Nguồn: STECH INTERNATIONAL

"(Bài viết được chỉnh lý từ tài liệu gốc của  - Khoa Sức khỏe môi trường - Viện Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh)"

Apply your mail to get promotion information